I - Mách bạn cách phân biệt các loại màu thực phẩm an toàn đơn giản



Những màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng... của những chiếc bánh kem vô cùng hấp dẫn được tạo nên từ các loại màu thực phẩm đa dạng. Cũng chính vì đa dạng nên có nhiều người rất khó phân biệt được các loại màu cũng như cách dùng trong việc làm bánh.



[caption id="attachment_19075" align="aligncenter" width="600"]



Hiện có rất nhiều loại màu thực phẩm làm bánh trên thị trường[/caption]



Vậy thì hãy cùng Mâm Cơm Việt tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua những thông tin dưới đây nhé!



II - Phân biệt cách dùng các loại màu bột thực phẩm làm bánh



1. Liquid food - Màu thực phẩm dạng nước



[caption id="attachment_19076" align="aligncenter" width="600"]



Liquid food - Màu thực phẩm dạng nước[/caption]



– Thành phần: thường tồn tại ở dạng lỏng, lỏng như nước. Loại màu này ở dạng lỏng nên cách tạo màu của nó dựa trên nền tảng của nước.



– Công dụng: thường được sử dụng trong thực phẩm thông thường như nấu xôi, làm kẹo… Đây là loại màu rất rất phổ biến, hầu như không cần phải vào cửa hàng dụng cụ làm bánh chuyên dụng cũng vẫn có thể tìm mua được loại màu này



– Ưu điểm: Vì đây là loại màu ít đậm đặc nên ưu điểm của nó là dễ mua, dễ tìm, ngoài ra trong quá trình sử dụng cũng rất dễ kiểm soát màu vì có khi đổ cả 1 giọt to nhưng màu chưa ưng ý thì cứ thế đổ tiếp giọt màu tiếp theo.



– Hạn chế: Cũng chính vì ít đậm đặc nên màu loại này chỉ có thể sử dụng trong 1 số loại bánh thông thường và đối với những loại bánh khó trị hoặc sử dụng pha màu kem thì loại này không thường được sử dụng.



– Bởi vì hàm lượng nước cao trong màu nên việc sử dụng nhiều màu để tạo nên độ đậm ưng ý sẽ có thể làm thay đổi cấu trúc của bánh.



– Cách dùng: đổ trực tiếp màu vào thực phẩm, có thể dùng máy hoặc dùng tay để trộn màu đều được.



2. Icing color (màu trang trí) - Loại màu chuyên dùng cho trang trí bánh



[caption id="attachment_19077" align="aligncenter" width="600"]



Icing color (màu trang trí) - Loại màu chuyên dùng cho trang trí bánh[/caption]



– Công dụng: Với cái tên cũng đủ để biết công dụng chính của nó là chuyên dành cho trang trí như pha màu kem các loại. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là dùng vào các mục đích khác như nấu xôi, rau câu thì không được nhé, màu này vẫn dùng rất tốt nhưng xét về khoản trang trí thì nó sẽ ưu thế hơn nếu dùng màu nước.



– Thành phần: bao gồm nước, glucose, glycerin và corn syrup. Do đó, màu gel thường ở dạng đặc so với màu nước



– Các nhãn hàng phổ biến: có thể kể đến là Icing color của wilton, Americolor…



– Ưu điểm: Vì là dạng màu đậm đặc nên chỉ cần dùng 1 lượng rất nhỏ cỡ 1 đầu tăm đã lên màu rất tốt nên dùng màu này sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc bánh. Vì vậy đối với 1 số loại bánh khó tính như Macaron thì thường được khuyên nên dùng màu gel để cho kết quả tốt nhất.



[caption id="attachment_19078" align="aligncenter" width="600"]



Chỉ cần dùng 1 lượng rất nhỏ cỡ 1 đầu tăm đã lên màu rất tốt[/caption]



– Hạn chế: dĩ nhiên màu loại này cũng có những hạn chế nhất định. Cũng bởi vì sự đậm đặc này mà màu sẽ khó để pha đều và dễ có hiện tượng hạt màu còn liti nên cần lưu ý một chút trong cách pha màu.



– Cách dùng: Màu này ở dạng Gel là chủ yếu, thành phần đậm đặc hơn nên cách dùng là chỉ cần dùng tăm lấy 1 nhúm nhỏ màu là đã đủ để lên màu rồi.



3. Powder color - Màu thực phẩm dạng bột



[caption id="attachment_19079" align="aligncenter" width="600"]



Powder color - Màu thực phẩm dạng bột[/caption]



– Công dụng: dĩ nhiên có thể dùng pha màu thực phẩm nhưng thường thì màu bột dạng này tương đối là khó tìm mua, hoàn toàn không dễ tí nào và loại mình đang dùng là mua ở tận Malaysia nên loại màu bột này thường ít dùng trong nấu ăn mà chuyên dụng trong làm bánh nhiều hơn. Dĩ nhiên nếu làm Macaron thì em này thật sự rất tuyệt vì nó hầu như ko có tẹo nước nào nên sẽ không ảnh hưởng đến cấu trúc của bánh.



– Thành phần: không có nước rồi nên đây là điểm mạnh của loại màu này.



– Ưu điểm: Ưu điểm của màu bột là đậm đặc nên bắt màu rất nhanh, vì thế cũng tiết kiệm hơn rất nhiều vì chỉ cần 1 tí tẹo là màu đã lên ngay.



– Hạn chế: Cũng 1 lần nữa vì cái sự đậm đặc này mà màu bột thực phẩm tương đối khó đều màu, đặc biệt nếu bột bánh của bạn khá đặc quyện mà pha màu bằng tay thì rất không hiệu quả mà nên sử dụng đến máy.



– Điểm thứ 2 nữa là loại màu này để sử dụng lâu thì cần phải bảo quản kĩ càng nếu không sẽ có hiện tượng vón cục như màu của mình. Màu vón cục thì không biết phải làm thế nào để pha luôn đấy.



– Cách dùng: Nên dùng máy để trộn màu cùng với bột sẽ cho kết quả tốt nhất.



4. Màu thực phẩm dạng gel



– Loại phổ biến: Wilton, Vcolor



[caption id="attachment_19083" align="aligncenter" width="600"]



Màu thực phẩm dạng gel[/caption]



– Đặc điểm: dạng gel đặc sánh do trong thành phần có chứa glycerin hoặc siro ngô, không thể nhỏ giọt như màu nước mà cần dùng tăm hoặc que nhỏ để lấy màu.



– Ưu điểm:



– Màu dạng gel đặc do vậy lên màu đậm và ít tốn hơn màu nước. Vì vậy khá tiết kiệm. Một lọ có thể dùng được lâu dài.



– Có rất ít nước trong thành phần, nên sẽ không ảnh hưởng đến kết cấu bánh khi sử dụng nhiều.



– Dùng tạo các gam màu đậm rất tốt. Đặc biệt màu ít bị bạc hoặc xuống tông sau khi nướng bánh hoặc nấu thực phẩm



– Nhược điểm:



– Lấy màu gel tương đối khó, cần thêm một que nhỏ để lấy nên lích kích hơn so với nhỏ màu nước.



– Khó kết hợp với một số loại bột cứng.



– Khó pha đều màu, rất dễ xảy ra hiện tượng còn các hạt màu nhỏ trong bột.



– Mách nhỏ: Dùng màu thực phẩm dạng gel pha màu kem, màu fondant sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn màu nước, đặc biệt dùng cho các loại bánh cần một lượng lớn màu. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng để tạo màu cho thạch rau câu, bánh kẹo…



5. Màu thực phẩm tự nhiên



– Đặc điểm: thay vì là màu hóa học, loại màu này có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, từ các loại rau, củ, quả. VD: các loại rau cho màu xanh, bột nghệ cho màu vàng, gấc cho màu đỏ, cà rốt cho màu da cam, củ dền cho màu hồng….



– Ưu điểm:



– An toàn hơn các loại màu thực phẩm hóa học vì có nguồn gốc thiên nhiên, tốt cho những người bị dị ứng



– Giá thành rẻ, dễ tìm mua



– Thơm vị rau, củ, quả đặc trưng



– Nhược điểm:



– Chỉ tạo được tông màu nhạt, rất khó để có thể làm ra các màu sắc rực rỡ và đẹp mắt. Màu tự nhiên thông thường chỉ giữ được 30% màu sau khi chế biến.



– Mất công sức và thời gian chế biến



– Hạn sử dụng ngắn và điều kiện bảo quản khó, thường sử dụng trong 2 tuần và phải chưng cất màu bảo quản trong ngăn lạnh



III - Màu thực phẩm hóa học có độc hại không?



Chỉ những loại phẩm màu có hàm lượng chất độc hại ở mức cho phép, dễ thải ra ngoài khi được hấp thụ vào cơ thể, không bị biến chất, không bị phân hủy, không gây ra các phản ứng hóa học trong quá trình chế biến mới được dùng trong thực phẩm.



IV - Thương hiệu màu thực phẩm nào an toàn nhất hiện nay



[caption id="attachment_19084" align="aligncenter" width="600"]



Americolor, Wilton và Vcolor được dùng nhiều nhất[/caption]



Hiện nay, Americolor, Wilton và Vcolor được dùng nhiều nhất, vì chúng không chứa chất độc hại cho sức khỏe. Đặc biệt là Americolor và Wilton là hai hãng màu nổi tiếng của thế giới, được công nhận an toàn và sử dụng trên nhiều quốc gia. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng loại màu này nhé.



V - Điểm qua các loại màu thực phẩm an toàn từ nguyên liệu tự nhiên



1. Nguyên liệu chế biến màu thực phẩm tự nhiên



Màu tự nhiên thường được tạo bằng cách xay nhỏ rau củ rồi ép lấy nước và cô đặc lại bằng cách đun sôi. Hoặc xay nhỏ và sấy khô để tán thành bột. Bạn có thể tham khảo một số nguồn gốc tạo màu tự nhiên như sau.



[caption id="attachment_19080" align="aligncenter" width="600"]



Nguyên liệu chế biến màu thực phẩm tự nhiên[/caption]



Các loại rau củ quả cho màu đẹp thường được sử dụng là:





* Màu đỏ và hồng: Phúc bồn tử (Raspberry) hoặc củ dền (Beet root)- nhìn trong ảnh đậm như vậy nhưng khi pha màu củ dền sẽ thường ra màu hồng sậm hoặc hồng tía, phúc bồn tử mình thấy cho màu tươi hơn.


* Màu vàng: củ nghệ (turmeric) hoặc nhị hoa nghệ tây (saffron)


* Màu vàng da cam: cà rốt


* Màu xanh lá cây: rau chân vịt (spinach), trà xanh (matcha) hoặc lá nếp/ lá dứa (pandan leaves)


* Màu tím: bắp cải tím, lá cẩm hoặc việt quất (blueberry)


* Màu nâu: bột cacao, cà phê, bột quế


* Màu xanh da trời: nước màu tím pha thêm baking soda (muối nở) Màu xanh da trời là một màu khá khó pha, có một cách đơn giản là pha một loại nước màu tím bất kì với baking soda.




Tác dụng hóa học của baking soda sẽ làm cho màu tím chuyển thành màu xanh. Các bạn có thể pha từng chút baking soda một đến khi có được màu xanh như ý (Baking soda là loại chất nở lành tính, được sử dụng rất rộng rãi trong làm bánhòa



2. Cách bảo quản các loại màu thực phẩm tự nhiên



Nếu là dạng bột thì chỉ cần cho vào lọ kín hút ẩm thôi. Còn dạng nước, sau khi cô đặc các bạn có thể cho vào các khay đá và để đông lạnh, khi nào cần thì lấy ra dùng ngay. Mình nghĩ với cách này có thể giữ được màu trong vài tháng. Nhưng màu tươi mới vẫn là đẹp nhất nên khi nào cần thì làm mình nghĩ sẽ tốt hơn.



[caption id="attachment_19081" align="aligncenter" width="600"]



Cách bảo quản các loại màu thực phẩm tự nhiên[/caption]



Lưu ý: Màu tự nhiên rất dễ làm, rẻ và sạch sẽ, nhưng cũng có một số nhược điểm, chẳng hạn như:



– Màu tự nhiên sẽ không được đậm như màu hóa học và độ chính xác về màu sắc cũng không bằng. Như màu gel của Wilton nhiều khi chỉ cần một đầu tăm là đã đủ cho cả bát kem bơ rồi. Nhưng nếu dùng màu thực phẩm tự nhiên thì sẽ cần dùng lượng nhiều hơn. Và khi dùng lượng nhiều hơn thì có thể món ăn hay chiếc bánh của bạn sẽ có mùi vị của loại màu đó. Nên nếu cần màu rất đậm thì nên cân nhắc xem sử dụng màu loại gì và điều chỉnh lượng cho phù hợp nhé.



– Màu dạng bột sẽ cho thành phẩm đậm màu hơn là màu dạng nước. Ở phía trên mình dùng xác rau củ quả sau khi đã vắt nước rồi. Nhưng các bạn hoàn toàn có thể phơi khô củ quả khi chưa lấy nước, mình nghĩ bột màu sẽ còn đậm và nguyên chất hơn.



[caption id="attachment_19082" align="aligncenter" width="600"]



Màu Thực Phẩm Làm Bánh - Các Loại Màu Thực Phẩm Dạng Bột, Nước[/caption]



Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại màu thực phẩm cũng như cách sử dụng chúng để tạo ra được nhiều món ăn thơm ngon và hấp dẫn hơn. Chia sẻ ngay để bạn bè cùng biết nhé!



Mâm Cơm Việt sưu tầm và tổng hợp.





Chủ đề tìm kiếm: bột màu thực phẩm mua ở đâu , cách dùng màu bột , frosting là gì , maàu thực phẩm , màu nước thực phẩm , màu thực phẩm an toàn , màu thực phẩm dạng bột , màu thực phẩm dạng nước , màu thực phẩm tự nhiên mua ở đâu , màu thực phẩm wilton , phẩm màu thực phẩm mua ở đâu , màu thực phẩm mua ở đâu hà nội, màu thực phẩm làm rau câu, màu thực phẩm vcolor, màu nước thực phẩm nhỏ, màu thực phẩm wilton tphcm, màu thực phẩm dạng nước, màu thực phẩm americolor, bán màu thực phẩm làm bánh



Nguồn: http://bit.ly/2p2Kole





Coi bài nguyên văn tại : Màu Thực Phẩm Làm Bánh – Các Loại Màu Thực Phẩm Trên Thị Trường







via Mâm Cơm Việt - Mâm Cơm Gia Đình Truyền Thống Việt Nam - Feed http://bit.ly/2p2Kole