Giới thiệu tổng quan kiến thức về Nấm (Theo Wikipedia)







Giới Nấm (tên khoa học: Fungi) bao gồm những sinh vật nhân chuẩn dị dưỡng có thành tế bào bằng kitin (chitin). Phần lớn nấm phát triển dưới dạng các sợi đa bào được gọi là sợi nấm (hyphae) tạo nên hệ sợi (mycelium), một số nấm khác lại phát triển dưới dạng đơn bào.


Quá trình sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) của nấm thường qua bào tử, được tạo ra trên những cấu trúc đặc biệt hay quả thể. Một số loài lại mất khả năng tạo nên những cấu trúc sinh sản đặc biệt và nhân lên qua hình thức sinh sản sinh dưỡng.




[caption id="attachment_17935" align="aligncenter" width="600"]



Giới Nấm (tên khoa học: Fungi)[/caption]





Những đại diện tiêu biểu của nấm là nấm mốc, nấm men và nấm lớn (nấm quả thể). Giới Nấm là nhóm sinh vật đơn ngành (monophyletic) mà có nguồn gốc hoàn toàn khác biệt với những sinh vật có hình thái tương tự như nấm nhầy (myxomycetes) hay mốc nước (oomycetes).


Nấm có mối quan hệ gần với động vật hơn thực vật, cho dù thế thì môn học về nấm, hay nấm học, lại thường được xếp vào thành một nhánh của thực vật học.


Trên Trái Đất, đa phần các nấm đều không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, chúng sống phần lớn ở trong đất, chất mùn, xác sinh vật chết, cộng sinh hoặc ký sinh trên cơ thể động, thực vật và nấm khác.


Vi nấm đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, chúng phân hủy các vật chất hữu cơ và không thể thiếu được trong chu trình chuyển hóa và trao đổi vật chất. Một số loài nấm có thể nhận thấy được khi ở dạng quả thể, như nấm lớn và nấm mốc. Nấm được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống lẫn sản xuất.




[caption id="attachment_17934" align="aligncenter" width="600"]



Nấm đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái[/caption]





Nhiều loài được sử dụng trong công nghệ thực phẩm, sử dụng làm thức ăn hoặc trong quá trình lên men. Nấm còn được dùng để sản xuất chất kháng sinh, hoóc môn trong y học và nhiều loại enzym.


Tuy vậy, nhiều loại nấm lại có chứa các chất hoạt động sinh học được gọi là mycotoxin, như ancaloit và polyketit-là những chất độc đối với động vật lẫn con người.


Một số loại nấm được sử dụng để kích thích hoặc dùng trong các nghi lễ truyền thống với vai trò tác động lên trí tuệ và hành vi của con người. Vài loại nấm có thể gây ra các chứng bệnh cho con người và động vật, cũng như bệnh dịch cho cây trồng, mùa màng và có thể gây tác động lớn lên an ninh lương thực và kinh tế.


Dù không dễ thấy, nhưng nấm lại có mặt ở tất cả các môi trường trên Trái Đất và đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái. Cùng với vi khuẩn, nấm là sinh vật phân hủy chính ở hầu hết các hệ sinh thái trên cạn (và một số là ở dưới nước), bởi vậy nên chúng cũng có vai trò quan trọng các chu trình sinh địa hóa và ở nhiều lưới thức ăn.


Khi sống hoại sinh hay cộng sinh, chúng phân hủy những vật chất hữu cơ thành những phân tử vô cơ, rồi sau đó những chất này sẽ được đồng hóa ở thực vật hay những sinh vật khác




Điểm qua tên các loại nấm ăn được (dùng ăn lẩu) thông dụng ở Việt Nam



Nấm là một trong những loại thực phẩm vô cùng bỗ dưỡng được cả người lớn và trẻ em yêu thích. Nấm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng vì thế có rất nhiều những món ăn thơm ngon có mặt nấm.



[caption id="attachment_17886" align="aligncenter" width="600"]



Nấm là một trong những loại thực phẩm vô cùng bỗ dưỡng[/caption]



Nói về danh sách các loại nấm hiện nay thì có tới hàng trăm loại nấm khác nhau. Bài viết này Mâm Cơm Việt sẽ giới thiệu đến bạn các loại nấm ăn được thông dụng ở Việt Nam, phổ biến, tốt nhất cũng như giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của con người.



Bên cạnh đó cũng mách bạn 1 số mẹo để tránh được các loại nấm độc khi lựa chọn nấm. Giúp bạn có những kiến thức để phân biệt và lựa chọn trong công việc nấu nướng trong gia đình.



Tên và hình ảnh các loại nấm ăn được phổ biến ở Việt Nam



1. Nấm hương (Nấm đông cô)



[caption id="attachment_17887" align="aligncenter" width="600"]



Nấm hương hay còn được gọi là nấm đông cô, nấm hương cô, nấm hương tẩm[/caption]



Nấm hương hay còn được gọi với những tên gọi khác như: nấm đông cô, nấm hương cô, nấm hương tẩm. Thường được ví von là hoàng hậu thực vật và là vua của các loại rau bởi giá trị dinh dưỡng của nó



Trong 100g nấm hương dạng khô có tới 14 gam protein. Đây là một hàm lượng cao và giàu giá trị dinh dưỡng thường được dùng trong các món lẩu.



2. Mộc Nhĩ (Nấm mèo)



[caption id="attachment_17888" align="aligncenter" width="600"]



Mộc Nhĩ là tên gọi phổ thông, tên gọi khác là nấm tai mèo.[/caption]



Mộc Nhĩ là tên gọi phổ thông, tên gọi khác là nấm tai mèo. Có thể nói, nấm tai mèo là loại nấm phổ biến nhất ở Việt Nam. Loài nấm này thường mọc trên thân của những thân cây khô và ẩm ướt. Đây cũng là loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao và an toàn.



Trong các loại mộc nhĩ thì loại mộc nhĩ đen còn được dùng để làm thuốc, có tác dụng lớn trong việc cải thiện tuần hoàn não.



3. Nấm rơm



[caption id="attachment_17889" align="aligncenter" width="600"]



Tên gọi nấm rơm xuất phát từ việc sản xuất từ các bó rơm.[/caption]



Tên gọi nấm rơm xuất phát từ việc sản xuất từ các bó rơm. Đây là loại nấm lành tính, có vị ngọt, tính mát. Trong sức khỏe thì nấm rơm có tác dụng thanh nhiệt, hạ huyết áp, bổ tỳ.



Ngoài ra, nó còn chống lại các loại u bướu. Ngoài được sử dụng trong ẩm thực thì nấm rơm cũng được dùng trong việc chế biến một số bài thuốc dưới dạng các món ăn.



4. Nấm mỡ



[caption id="attachment_17890" align="aligncenter" width="600"]



Nấm mỡ có màu trắng, nhìn khác sạch sẽ và dễ nhận ra[/caption]



Nấm mỡ có màu trắng, nhìn khác sạch sẽ và dễ nhận ra. Bạn thường thấy nấm mỡ xuất hiện trong các nồi lẩu. Đây là loại nấm dễ ăn, khá mềm. Nấm mỡ giàu chất đạm và chứa nhiều loại axit amin tốt cho sức khỏe.



5. Nấm mối



[caption id="attachment_17891" align="aligncenter" width="600"]



Nấm mối không thực sự phổ biến như các loại nấm khác[/caption]



Nấm mối không thực sự phổ biến như các loại nấm bên trên mà nó được liệt vào danh sách các loại thực phẩm quý hiếm. Nấm mối có vị ngọt và có mùi thơm.



Nấm mối mọc theo mùa từ tháng 6 đến tháng 8, đây là khoảng thời gian mà thời tiết lúc ẩm, lúc nóng, lúc mưa xen kẽ nhau. Ở những nơi đất mềm và xốp thì nấm mối có khả năng tiết ra các loại chất đặc biệt như tạo men nấm mọc quanh tổ mối



Về dinh dưỡng, nấm mối có tác dụng tăng sức đề kháng và chống lão hóa cho cơ thể, một số loại vi rút còn bị ức chế và giảm sự sinh trưởng bởi nấm mối



6. Nấm mỡ gà



[caption id="attachment_17892" align="aligncenter" width="600"]



Nấm mỡ gà có màu vàng mơ hoặc hơi nâu.[/caption]



Nấm mỡ gà có màu vàng mơ hoặc hơi nâu. Hình dáng khá đặc biệt, hơi nhăn nheo, mép xung quanh nhô lên cao trong khi phần đỉnh ở giữa thì lại lõm xuống. Sở dĩ người ta gọi là nấm mỡ gà vì nó có màu vàng giống mỡ gà hoặc lòng đỏ trứng gà nên được gọi là nấm mỡ gà.



Ăn nấm mỡ gà có vị ngọt và tốt cho sức khỏe bởi giàu chất dinh dưỡng. Trong nấm mỡ gà có hoạt tính chống ung thư cũng như khống chế các tế bào gây ung thư.



7. Nấm trâm vàng



[caption id="attachment_17893" align="aligncenter" width="600"]



Loại nấm này có dạng sợi, thường mọc vào cuối mùa thu và đầu mùa xuân[/caption]



Loại nấm này có dạng sợi, thường mọc vào cuối mùa thu và đầu mùa xuân. Đây cũng là một loại nấm mà bạn thường dùng trong việc nấu ăn.



Nấm trâm vàng khi gặp nhiệt độ cao sẽ mềm và nhũn, ăn ngon. Về dinh dưỡng, loại nấm này chứa tới 8 loại axit amin và cũng giống như nấm mỡ gà, nó cũng có tác dụng phòng chống bệnh ung thư.



8. Nấm hải sản



[caption id="attachment_17894" align="aligncenter" width="600"]



Nấm hải sản[/caption]



Khi ăn có vị như hải sản, thường có màu trắng đục và giàu chất dinh dưỡng các khoáng chất, tốt cho cơ thể.



9. Nấm linh chi



[caption id="attachment_17895" align="aligncenter" width="600"]



Nấm linh chi[/caption]



Nấm linh chi vốn đã nổi tiếng bởi công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Bạn có thể đọc bài viết này để tìm hiểu về những tác dụng của nấm linh chi tại đây



10. Nấm vị cua - Nấm Ngọc Tẩm



[caption id="attachment_17896" align="aligncenter" width="600"]



Tên gọi khác là nấm Ngọc Tẩm.[/caption]



Tên gọi khác là nấm Ngọc Tẩm. Đây là loại nấm khá đặc biệt vì có vị cua. Loại nấm này đặc biệt tốt cho trẻ em và thanh thiếu niên tuổi dậy thì vì tác dụng phát triển trí óc, chống xơ gan và nâng cao thể lực để phòng bệnh.



Kể tên những loại nấm quý hiếm nhất Thế Giới



Nấm Truffle là nấm đắt giá nhất thế giới cực hiếm, có giá đắt hạng nhất thế giới, dao động từ vài ngàn đến vài trăm ngàn USD (vài tỷ đồng)/kg. Nấm Truffle được mệnh danh là “vua của các loại nấm".



Bạn sẽ phải chi vài tỷ đồng để sở hữu vài chục gam của những loại nấm đắt giá nhất thế giới dưới đây.



[caption id="attachment_17900" align="aligncenter" width="400"]



Nấm Truffle là nấm đắt giá nhất thế giới[/caption]



[caption id="attachment_17901" align="aligncenter" width="600"]



Loại nấm Truffle này được giới nhà giàu trên thế giới rất ưa chuộng và sẵn sàng chi cả “núi tiền" để được thưởng thức món ăn chế biến từ nó.[/caption]



[caption id="attachment_17902" align="aligncenter" width="600"]



Dù ngoại hình xấu xí nhưng nấm Truffle lại làm thực khách siêu lòng vì hương vị và độ ngon.[/caption]



[caption id="attachment_17903" align="aligncenter" width="600"]



Thánh địa của Truffle trắng là thị trấn Alba (Piedmont), Florence. Loại nấm tìm được ở đây là bán được giá nhất do hương vị ngon, do thổ nhưỡng riêng của vùng này mang lại.[/caption]



[caption id="attachment_17904" align="aligncenter" width="600"]



Mỗi món ăn chỉ cần sử dụng một lượng nấm rất nhỏ là có thể tạo được hương vị rất thơm ngon.[/caption]



[caption id="attachment_17905" align="aligncenter" width="600"]



Vì có giá “trên trời" nên nấm Truffle luôn được săn lùng ráo riết.[/caption]



[caption id="attachment_17906" align="aligncenter" width="600"]



Nấm Matsutake là loại nấm siêu đắt thứ 2 Mâm Cơm Việt muốn giới thiệu.[/caption]



[caption id="attachment_17907" align="aligncenter" width="600"]



Đây là loại nấm được yêu thích ở Nhật Bản.[/caption]



[caption id="attachment_17908" align="aligncenter" width="600"]



Nó là một loại nấm quý giá và đắt đỏ được mua rất nhiều để chế biến món ăn và làm quà biếu tặng.[/caption]



[caption id="attachment_17909" align="aligncenter" width="600"]



Nấm Matsutake vào đầu mùa thường có mức giá cao ngất ngưởng. Bạn có thể phải bỏ ra tới 2.000 USD để mua 1kg.[/caption]



[caption id="attachment_17910" align="aligncenter" width="600"]



Nấm linh chi trường thọ Taisui cực kỳ quý giá vì được cho là thần dược trường thọ.[/caption]



[caption id="attachment_17911" align="aligncenter" width="600"]



Loại nấm này thậm chí cả đời bạn cũng khó có cơ hội được nhìn thấy vì nó quá hiếm có và ít gặp.[/caption]



[caption id="attachment_17912" align="aligncenter" width="600"]



Mỗi cân nấm linh chi trường thọ cũng được bán trên 2000 USD.[/caption]



[caption id="attachment_17913" align="aligncenter" width="600"]



Một loại nấm khác cũng có giá đắt hơn vàng phải nhắc đến là nấm linh chi Thái Tuế.[/caption]



[caption id="attachment_17914" align="aligncenter" width="600"]



Một cây nấm linh chi Thái Tuế có giá không dưới 8.000 USD.[/caption]



[caption id="attachment_17915" align="aligncenter" width="600"]



Từ xa xưa loại nấm linh chi này còn được xếp vào hàng siêu phẩm, được dùng cho vua chúa thời xưa để kéo dài tuổi thọ, tẩm bổ sức khỏe.[/caption]



Các loại nấm rừng, nấm dại có độc thường gặp ở Việt Nam và cách nhận diện



Mùa xuân, thời tiết ấm, ẩm rất thuận lợi cho các loài nấm phát triển và đây cũng là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc nấm.



PGS.TS. Hoàng Công Minh – nguyên chủ nhiệm bộ môn Độc học, Trung tâm Phòng chống nhiễm độc Học viện Quân y cho biết, ở Việt Nam có khoảng 50 100 loài nấm độc khác nhau.



Mùa xuân, thời tiết ấm, ẩm rất thuận lợi cho các loài nấm phát triển và đây cũng là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc nấm. So với các loại ngộ độc khác thì ngộ độc nấm xảy ra ít hơn về số ca, nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao.



Các dấu hiệu phân biệt nấm độc:





Nấm có đủ: mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc thường là nấm độc.


Bên trong thân cây nấm mầu hồng nhạt, mũ nấm mầu đỏ có vẩy trắng, sợi nấm phát sáng trong đêm là nấm độc


Bộ phận độc nằm trong toàn bộ thể quả nấm (mũ, phiến, vòng, cuống, bao gốc nấm).


Độc tố thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng của nấm, trong môi trường đất đai, khí hậu




Hình ảnh nhận dạng một số loại nấm độc



1. Nấm độc tán trắng (Amanita verna)



[caption id="attachment_17916" align="aligncenter" width="500"]



Nấm độc tán trắng (Amanita verna)[/caption]





Mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc trên mặt đất trong rừng và một số nơi khác...


Mũ nấm: Màu trắng, bề mặt mũ nhẵn bóng, lúc non đầu tròn hình trứng, mũ nấm đính chặt vào cuống.


Khi trưởng thành mũ nấm phẳng với đường kính khoảng 5 – 10 cm. Khi già mép mũ có thể cụp xuống.


Phiến nấm: Màu trắng.


Cuống nấm: Màu trắng, có vòng dạng màng ở đoạn trên gần sát với mũ.


Chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa.


Thịt nấm: Mềm, màu trắng, mùi thơm dịu.


Độc tố chính: các amanitin (amatoxin) có độc tính cao




2. Nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa)



[caption id="attachment_17917" align="aligncenter" width="600"]



Nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa)[/caption]





Trông gần giống nấm độc tán trắng


Mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc trên mặt đất trong rừng và một số nơi khác...


Mũ nấm: Màu trắng, bề mặt nhẵn bóng, mũ nấm lúc non đầu tròn hình trứng, mép khum đính chặt vào cuống.


Khi trưởng thành mũ nấm thường khum hình nón với đường kính khoảng 4 – 10 cm.


Phiến nấm: Màu trắng.


Cuống nấm: Màu trắng, có vòng dạng màng ở đoạn trên gần sát với mũ. Chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa.


Thịt nấm: Mềm, màu trắng, mùi khó chịu.


Độc tố chính: các amanitin (amatoxin), có độc tính cao




3. Nấm mũ khía nâu xám (Inocybe fastigiata hoặc Inocybe rimosa)



[caption id="attachment_17918" align="aligncenter" width="600"]



Nấm mũ khía nâu xám (Inocybe fastigiata hoặc Inocybe rimosa)[/caption]





Mọc trên mặt đất trong rừng, nơi có nhiều lá cây mục nát và một số nơi khác...


Mũ nấm hình nón đến hình chuông, đỉnh nhọn, có các sợi tơ màu từ vàng đến nâu tỏa ra từ đỉnh mũ xuống mép mũ nấm.


Khi già, mép mũ nấm bị xẻ ra thành các tia riêng rẽ; Đường kính mũ nấm 2 – 8cm.


Phiến nấm lúc non mầu hơi trắng gắn chặt vào cuống nấm và khi già có màu xám hoặc nâu tách rời khỏi cuống nấm.


Cuống nấm: Mầu từ hơi trắng đến vàng nâu dài 3-9cm, không có vòng cuống.


Thịt nấm: mầu trắng


Độc tố chính: muscarin




4. Nấm ô tán trắng phiến xanh (Chlorophyllum molybdites)



[caption id="attachment_17919" align="aligncenter" width="600"]



Nấm ô tán trắng phiến xanh (Chlorophyllum molybdites)[/caption]





Mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc ở ven chuồng trâu, chuồng bò, trên bãi cỏ, ruộng ngô và một số nơi khác...


Mũ nấm: Lúc còn non hình bán cầu dài, màu vàng nhạt, có các vảy nhỏ màu nâu nhạt hoặc xám nhạt. Khi trưởng thành mũ nấm hình ô hoặc trải phẳng, màu trắng, đường kính mũ: 5 – 15 cm . Trên bề mặt mũ nấm có các vẩy mỏng màu nâu bẩn, vảy dày dần về đỉnh mũ.


Phiến nấm (mặt dưới mũ nấm): Lúc non có màu trắng, lúc già có ánh màu xanh nhạt hoặc xanh xám, nấm càng già màu xanh càng rõ.


Cuống nấm: Màu từ trắng đến nâu hoặc xám, có vòng ở đoạn trên gần sát với mũ.


Chân cuống không phình dạng củ và không có bao gốc; Dài 10 – 30 cm.


Thịt nấm: Màu trắng


Độc tính thấp, chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa.




Mẹo nhận biết nấm độc, nấm ăn bằng mắt thường



Một chút tinh ý quan sát cây nấm bạn sẽ phân biệt được loại nấm mình đang định sử dụng có phải là nấm độc hay hoàn toàn lành để ăn.



[caption id="attachment_17920" align="aligncenter" width="600"]



Nhận biết nấm độc, nấm ăn bằng mắt thường[/caption]



Bình thường bạn chỉ dễ ăn phải nấm độc khi tự mình đi lựa hái nấm ở rừng về ăn. Còn trong các loại nấm ăn được bán hàng ngày thì không có nấm độc.









Việc phân biệt không đơn giản, vì có những loại nấm độc rất giống hệt nấm thường, mọc lẫn với nấm ăn được, khiến người đi hái nấm bị nhầm.









Tuy nhiên nếu bạn tinh ý quan sát cây nấm bạn sẽ phân biệt được loại nấm mình đang định sử dụng có phải là nấm độc hay không để tránh xa chúng.



[caption id="attachment_17923" align="aligncenter" width="600"]



Nhìn bằng mắt: Thông thường các loại nấm độc bao giờ trông cũng nhiều màu sắc hơn.[/caption]



[caption id="attachment_17924" align="aligncenter" width="600"]



Nấm thường có đốm màu trắng, đen, đỏ ... nổi lên.[/caption]



[caption id="attachment_17925" align="aligncenter" width="600"]



trên mũ nấm có những hạt nổi hay vằn màu đỏ hay màu tạp, có rãnh, vết nứt, có vòng quanh thân…[/caption]



[caption id="attachment_17926" align="aligncenter" width="600"]



Đặc biệt các loại nấm có màu sắc rất rực rỡ bắt mắt.[/caption]



[caption id="attachment_17927" align="aligncenter" width="599"]



Thông thường các loại nấm độc khi ngắt sẽ có nhựa nấm chảy ra.[/caption]



[caption id="attachment_17928" align="aligncenter" width="600"]



Ngửi bằng mũi. Nấm độc khi hái thường có mùi cay, mùi hắc hoặc mùi đắng xộc lên.[/caption]



[caption id="attachment_17929" align="aligncenter" width="600"]



Còn với nấm ăn được thường thơm hoặc không mùi.[/caption]









Bạn có thể thử nghiệm xem loại nấm mình đang sử dụng có độc hay không độc bằng cách: Dùng phần trắng của hành lá chà xát trên mũ nấm, nếu thân hành biến thành màu xanh nâu chứng tỏ có độc, nếu ngược lại, hành không chuyển màu chứng tỏ không có độc.









Bạn cũng có thể thử nghiệm bằng sữa bò bằng cách: Cho một lượng nhỏ sữa bò tươi bên trên mũ cây nấm mình nghi ngờ, nếu thấy hiện tượng sữa vón cục, có khả năng nấm này có độc.



Cách tốt nhất để không ăn phải nấm độc là không hái thứ nấm mình không biết chắc. Khi chế biến nấm dại, cũng giống như chế biến nấm thường, biện pháp tốt nhất là nên luộc sôi trước khi xào nấu để giảm bớt độc tính.









Khi mua nấm ở chợ, tốt nhất nên mua loại đã từng ăn, và phải nấu chín nấm mới ăn. Khi ăn nấm không nên uống rượu. Có một số loại nấm dại không độc nhưng có chứa những thành phần gây ra phản ứng hóa học với thành phần trong rượu, vì vậy gây ngộ độc.



Mẹo phân biệt các loại nấm độc cần lưu ý



Sau khi tìm hiểu qua các loại nấm ăn thông dụng hiện nay tốt cho sức khỏe của con người. Bây giờ sẽ là 1 số mẹo phân biệt để bạn có kiến thức lựa chọn nấm, tránh những loại nấm độc, không tốt cho sức khỏe.



Việc phân biệt và nhận biết các loại nấm độc đặc biệt quan trọng vì nó giúp cho bạn tránh được những rủi ro khi lựa chọn các loại nấm để chế biến và nấu ăn trong gia đình.



Đã có khá nhiều trường hợp ăn phải nấm độc dẫn đến tử vong, một số khác không gây tử vong ngay nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến người ăn phải nấm độc có thể mắc phải nhiều loại bệnh về đường tiêu hóa, gan, thận…



Để tránh chọn phải các loại nấm độc bạn cần lưu ý những điểm sau





Thứ nhất, không nên chọn các loại nấm mà khi cắt ra có rỉ ra chất nhầy màu trắng như sữa


Thứ hai, không chọn những loại nấm có màu sắc sặc sỡ hoặc có mùi thơm lạ vì chúng thường là nấm độc




[caption id="attachment_17897" align="aligncenter" width="600"]



Không chọn những loại nấm có màu sắc sặc sỡ[/caption]





Cũng không nên chọn các loại nấm mọc hoang vì như thế bạn sẽ khó xác định được đó là loại nấm nào


Không nên ăn cùng một lúc quá nhiều các loại nấm vì chúng có thể gây ra các phản ứng hóa học, khiến bạn ngộ độc


Khi đã uống rượu thì không nên ăn nấm vì có một số loại nấm mặc dù không phải là nấm độc nhưng lại chứa các hoạt chất gây ra các phản ứng hóa học với thành phần bên trong rượu và có thể gây ngộ độc


Nấm độc thường rất giống với nấm ăn. Chính vì thế bạn nên mua nấm ở những địa chỉ uy tín và chỉ nên lựa chọn các loại nấm phổ biến như đã liệt kê ở bên trên để tránh trường hợp chọn nhầm, gây ảnh hưởng đến sự an toàn của sức khỏe mỗi người trong gia đình.




[caption id="attachment_17898" align="aligncenter" width="600"]



Bạn nên mua nấm ở những địa chỉ uy tín[/caption]



Hi vọng với những kiến thức này, bạn sẽ hiểu hơn về các loại nấm ăn được thông dụng ở Việt Nam cũng như các tên gọi, lưu ý để tránh chọn nhầm nấm độc gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Hãy chia sẻ ngay thông tin này với người thân và bạn bè để họ cùng biết nhé!



Mâm Cơm Việt sưu tầm và tổng hợp trên Internet!





Chủ đề tìm kiếm: cac loai nam an duoc, cac loai nam doc, các loại nấm ăn được ở việt nam, các loại nấm ăn thông dụng hiện nay, hình ảnh các loại nấm ăn được, nhung loai nam doc, tác dụng của nấm mối, hình ảnh các loại nấm ăn được, kể tên các loại nấm, tên các loại nấm ăn lẩu, các loại nấm dại ăn được, các loại nấm rừng ăn được, nấm vị cua, các loại nấm quý, các loại nấm độc, cách thử nấm độc, nhận diện nấm mối, các loại nấm rừng ăn được, các loại nấm dại ăn được, các loại nấm độc thường gặp, nấm mối thường mọc ở đâu, hình ảnh nấm mối, nấm độc và không độc, các loại nấm rừng ăn được, các loại nấm độc thường gặp, cách thử nấm độc, nấm màu vàng là nấm gì, các loại nấm độc nhất thế giới, các loại nấm dại ăn được, nấm ăn được, các loại nấm quý



Nguồn: http://bit.ly/2AgV9Bj





Coi thêm tại : Kể tên hình ảnh các loại nấm ăn được thông dụng ở Việt Nam







via #1 Mâm Cơm Việt - Mâm Cơm Gia Đình Việt Nam - Feed http://bit.ly/2AgV9Bj